HOẠCH ĐỊNH KẾ HOẠCH MARKETING NHƯ THẾ NÀO?
Như đã trình bày, hoạch định chiến lược marketing là quá trình các nhà quản lý phải lên lịch cho thời gian tư duy của mình. Họ cần phân tích được những gì đã xảy ra, đang xảy ra và có thể sẽ xảy ra? Các mục tiêu phải được cụ thể hóa và phổ biến như thế nào? Các mục tiêu phải được đo lường như thế nào? Khi không đạt được các mục tiêu đề ra, cần phải thực hiện những giải pháp nào?
Sản phẩm của quá trình hoạch định kế hoạch marketing là các bản kế hoạch marketing- chỗ dựa cho việc thiết lập và triển khai thực hiện các hoạt động marketing chức năng (tiêu thụ, quảng cáo, khuyến mãi).
NHÀ QUẢN LÝ CẦN QUAN TÂM TỚI BA VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING:
(1) Doanh nghiệp cần phát triển những kế hoạch marketing nào?
(2) Nội dung của bản kế hoạch marketing;
(3) Đánh giá hiệu quả của một bản kế hoạch marketing.
CÁC KIỂU KẾ HOẠCH MARKETING:
- Kế hoạch marketing nhãn hiệu.
- Kế hoạch marketing chung cho chủng loại sản phẩm.
- Kế hoạch các sản phẩm mới.
- Kế hoạch phân đoạn thị trường.
- Kế hoạch cho từng vùng địa lý.
- Kế hoạch về khách hàng
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA MỘT BẢN KẾ HOẠCH MARKETING
1. Tóm tắt: Tóm lược những mục tiêu và định hướng marketing chính
mà kế hoạch hướng tới; đối tượng mục tiêu, mục tiêu định vị mong muốn; chiến lược marketing mix 4Ps; đánh giá, ngân sách và kế hoạch thực hiện.
2. Phân tích tình hình thực tế:
- Mục tiêu kế hoạch và thông tin nền tảng.
- SWOT: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức.
- Cạnh tranh: Trực tiếp và gián tiếp.
- Những nỗ lực đã có hoặc tương tự: Hành động, kết quả và bài học rút ra.
- Mục tiêu định tính và mục tiêu định lượng của marketing.
- Các mục tiêu (gia tăng đối tượng thụ hưởng dịch vụ, mức độ tham gia, lượng bán, thay đổi hành vi, mức độ hợp tác, thị phần, mức độ hài long, mức độ trung thành).
- Đích hướng tới: Những kết quả có thể lượng hóa, đo lường và cụ thể hóa.
3. Thị trường mục tiêu:
- Thông tin chung: Nhân khẩu, địa lý, hành vi, tâm lý, quy mô, độ sẵn sàng.
- Nhận thức về lợi ích và những rào cản liên quan tới các mục tiêu marketing.
4. Định vị:
- Bạn muốn khách hàng mục tiêu nhìn nhận về sản phẩm/ nhãn hiệu/ doanh nghiệp như thế nào?
5. Marketing- mix: Các chiến lược để tác động vào đối tượng mục tiêu.
- Sản phẩm: Sản phẩm vật chất, dịch vụ, sự kiện, con người, địa phương, trung tâm, ý tưởng; với các cấp độ: Cốt lõi, hiện thực và bổ sung.
- Giá cả: Chi phí bằng tiền (phí); Những chi phí không bằng tiền.
- Kênh phân phối: Chương trình, sản phẩm, dịch vụ có thể được thể hiện như thế nào, khi nào và ở đâu?
- Truyền thông: Thông điệp mũi nhọn, người đưa tin và kênh truyền thông.
6. Kế hoạch thực hiện: Ai sẽ làm cái gì và khi nào?
7. Ngân sách:
- Các chi phí cần thiết thực hiện kế hoạch marketing.
- Những cơ hội giảm chi phí hoặc gia tăng nguồn thu nếu có.
8. Kế hoạch đánh giá:
- Mục tiêu và đối tượng đánh giá
- Đánh giá cái gì: Kết quả? Hệ quả? Những ảnh hưởng?
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT KẾ HOẠCH MARKETING:
Các nhà quản trị marketing cần chắc chắn rằng ngân sách cho hoạt động marketing được sử dụng hiệu quả. Trong quá khứ, rất nhiều những người làm marketing tiêu tốn vô độ cho những chương trình marketing hoành tráng và tốn kém mà không suy nghĩ cẩn thận về hiệu quả tài chính của những khoản chi tiêu này. Họ tin rằng marketing tạo nên những kết quả vô hình không thể đo lường tính sinh lời hoặc khoản đầu tư đó (tất nhiên, tất cả những điều đó đang thay đổi). Tuy nhiên, cần xem xét các khoản chi cho marketing ở mức phù hợp với lợi ích và những hoạt động đó. Do đó, phải kiểm soát marketing.
Kiểm soát marketing là việc đánh giá, đo lường những kết quả của chiến lược, kế hoạch marketing và thực hiện những hoạt động điều chỉnh để đảm bảo các mục tiêu sẽđạt được. Và thực tế, marketing đang phát triển những cách thức đo lường tốt hơn về lợi nhuận từ vốn đầu vào marketing. Lợi nhuận trên vốn đầu tư vào marketing (hay ROI marketing) là lợi nhuận ròng từ một khoản đầu tư vào marketing chia cho những chi phí marketing. Tỉ số này đo lường lợi nhuận được tạo ra bởi vốn đầu tư vào marketing.
Tất nhiên, vốn đầu tư vào marketing khó có thể đo lường. Trong đó, chỉ số tài chính ROI, R (lợi nhuận) và I (vốn đầu tư) đều được đo lường bằng tiền. Nhưng có một số không đồng nhất trong định nghĩa về hệ số ROI marketing. Một nhà phân tích cho rằng “Rất khó có thể đo lường, khó hơn các chi phí kinh doanh khác nhiều. Bạn có thể tưởng tượng mua một dụng cụ và sau đó đo lường năng suất đạt được từ việc mua bán này. Nhưng trong marketing, những lợi ích như ảnh hưởng của quảng cáo không dễ dàng đo được thành tiền. Khó có thể định lượng lòng trung thành ra các con số”.
Một doanh nghiệp có thể đánh giá vốn đầu tư vào marketing bằng các phương pháp đo lường hoạt động marketing chuẩn ví dụ như dựa trên nhận thức nhãn hiệu, doanh số bán hàng, hay thị phần. Campall Soup sử dụng doanh thu tiêu thụ và thị phần để đánh giá các chiến lược quảng cáo nhất định. Ví dụ, các nhà phân tích phát hiện rằng chiến lược quảng cáo súp cầm tay gần đây của doanh nghiệp này, đã giúp tiêu thụ gấp đôi tỉ lệ sản phẩm thử nghiệm và duy trì tỉ lệ này trong năm đầu tiên ra mắt sản phẩm. Chiến dịch quảng cáo súp cầm tay đã nhận được huy chương vàng, một giải thưởng của ngành quảng cáo về hiệu quả của hoạt động marketing.
Kiểm toán marketing là sự kiểm tra toàn diện, hệ thống, độc lập và định kỳ các yếu tố môi trường, mục tiêu, chiến lược, hoạt động của doanh nghiệp để phát hiện những
vấn đề và cơ hội, và đề xuất kế hoạch hành động nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động marketing. Rất nhiều doanh nghiệp đang biến cách đo lường này trở thành tiêu chuẩn đánh giá hoạt động marketing- một tập hợp cách thức đo lường hoạt động marketing có ý nghĩa theo một cách thức được sử dụng để điều chỉnh hoạt động marketing. Tiêu chuẩn đánh giá marketing cung cấp cho những người làm marketing những cách thức chi tiết họ phải đánh giá và điều chỉnh chiến lược marketing như thế nào.
Lợi nhuận trên vốn đầu tư vào hoạt động marketing (ROI marketing) là lợi nhuận ròng từ vốn đầu tư vào hoạt động marketing chia cho chi phí của hoạt động đầu tư này.
Tuy nhiên, khi ngày càng dựa trên những chỉ số marketing chuẩn, những người làm marketing đang sử dụng những chỉ số lấy khách hàng là trọng tâm để đo lường những ảnh hưởng marketing ví dụ như khả năng dành khách hàng, giữ chân khách hàng, và giá trị khách hàng trọn đời. Kết quả đầu tư vào marketing trong việc cải thiện mức độ thỏa mãn của khách hàng và giá trị khách hàng, và do đó làm tăng thu hút và giữ chân khách hàng. Giá trị của một khách hàng tăng lên.
(In Nguyễn Lê tổng hợp)