GỐM CỔ ĐIỂN LÀ GÌ?
Nguyên tắc chính của gốm cổ điển vẫn bao gồm 05 công đoạn:
1. Chọn đất nguyên liệu: Đất sét hay đất sình nhiều mùn được xem như nguyên liệu chủ yếu để làm gạch. Đất thường được thu, lọc trong nước dư để loại rác rến, sạn đá... và hong cho ráo bớt nước để dễ tạo hình.
2. Tạo hình: Đất được cho qua khuôn đúc, quay phôi (không liên tục) hay nén qua khuôn để tạo hình theo mẫu cho trước.
3. Hong khô: Phôi gốm còn ướt, được đặt nơi bóng râm và hong cho ráo đến khi còn thuỷ phần 30 - 35 ppm. Sau đó xếp vào lò nung
4. Nung: Nhiệt năng từ việc đốt củi, than, than đá hay gaz nâng nhiệt độ lò từ nhiệt độ thường lên 1100o đến 1600o C trong 20 đến 30 giờ Sau đó cho nhiệt độ giảm dần trở về nhiệt độ thường trong thời gian tương tự.
5. Loại bỏ phế phẩm: Loại bỏ các sản phẩm bị cong vênh, bể vỡ do non lửa hay quá già lửa v.v... và thu sản phẩm. Tỷ lệ phế phẩm rất cao chính là đặc trưng của công nghệ sản xuất gốm cổ điển.
Liên hệ hotline: 0911174991