CÁCH LÀM SẠCH MŨ BẢO HIỂM IN LOGO NHƯ THẾ NÀO?
Nếu bạn mua hoặc được tặng và đang sử dụng mũ bảo hiểm in logo mà không biết cách làm sạch mũ bảo hiểm thì quả thật là một thiếu sót.
Bởi mũ bảo hiểm sử dụng lâu thường dễ gây ra tình trạng ngứa đầu, có mùi hôi. Thế nhưng bạn biết mũ bảo hiểm in logo là vật dụng vô cùng thân thiết với tất cả mọi người.
Và để sử dụng mũ bảo hiểm được lâu thì bạn phải thường xuyên vệ sinh nón?
Tìm hiểu cấu tạo nón bảo hiểm để có cách làm sạch mũ bảo hiểm đúng cách
Phần vỏ mũ: Có tác dụng chống chịu va đập trong trường hợp có va chạm xảy đến. Phần vỏ mũ bảo hiểm thường được làm từ nhựa ABS.
Phần xốp mũ: Phần này được làm từ xốp EPS. Ngoài tác dụng hấp thụ và chiệt tiêu toàn bộ lực nó còn giúp cố định mũ vào phần đầu của người đội.
Dây quai mũ: Dây quai mũ có tác dụng cố định mũ trên đầu. Vì thế nó thường được làm từ vải dù rất chắc chắn.
Kính mũ bảo hiểm: Chắn gió, cản bụi và côn trùng, chống lóa và tia UV. Vì thường làm từ nhựa hay mica nên bạn phải thường kiểm tra chúng thường xuyên.
Trong tất cả những bộ phận trên thì khi thực hiện cách làm sạch mũ bảo hiểm sẽ tùy theo từng bộ phận để có những cách vệ sinh riêng nhé.
1, Cách làm mũ bảo hiểm sạch cho nón bảo hiểm có thể tháo rời miếng lót
Bước đầu tiên chính là tháo rời miếng lót. Vì loại lớp lót này gắn với mũ khá dễ tháo, nên bạn hoàn toàn có thể dùng tay để tháo lớp lót này ra nha.
Tiếp theo chính là ngâm vào nước để thấm ướt miếng lót.
Bỏ chút dầu gội để tạo bọt, và giặt. Có một số bạn kĩ thường dùng bột giặt để giặt miếng lót. Tuy nhiên theo lời khuyên thì bạn nên dùng dầu gội. Sẽ ít để lại cặn trên lớp lót mà lại thân thiện hơn với da đầu nữa.
Giặt thật sạch, bạn hoàn toàn có thể giặt sạch bằng tay hoặc cho vào máy. Có 1 lưu ý nhỏ là cái này rất dễ rách nên nếu giặt máy, chỉnh chế độ giặt nhẹ thôi.
Xả lại bằng nước thật sạch nhé các bạn.
Bước cuối cùng là phơi dưới ánh nắng từ 30 – 45 phút là bạn đã có một miếng lót mới, sạch sẽ, thơm tho.
Hơn thế nữa chính là mùi thơm từ dầu gội sẽ giúp bạn thoải mái hơn khi đội .
Các bạn nên vệ sinh lớp lót này 1 tuần / lần, hoặc 2 -3 tuần/ lần. Đặc biệt là khi bạn đi mưa nhiều, mũ có dấu hiệu ẩm mốc, có mùi hôi.
Với phần vỏ nón bảo hiểm , bạn có thể dùng dung dịch tẩy rửa, nhỏ 1 ít lên lớp vỏ. Sau đó thì dùng khăn ướt lau sạch rồi đem đi phơi ngoài nắng là được.
Đối với vành mũ, kính che,... thì bạn hãy từ từ tháo từng bộ phận ra để vệ sinh . Có thể dùng khăn lau hoặc dùng bàn chải đánh răng để làm sạch mũ bảo hiểm từng kẽ một.
2, Cách làm mũ bảo hiểm sạch cho mũ bảo hiểm không thể tháo rời miếng lót
Đối với dòng mũ này thì khá bất tiện hơn trong việc vệ sinh mũ. Vì bạn phải làm sạch cả một mũ chứ không chỉ là từng bộ phận.
Đầu tiên hãy pha một dung dịch gồm nước + dầu gội.
Ngâm cả một chiếc nón vào trong. Rồi sau đó dùng bàn chải mềm để làm sạch.
Hãy rửa nón lại bằng nước sạch, đảm bảo rằng không còn bột giặt trên nón.
Tiếp theo chính là đem phơi nón. Quá trình này mất từ 2 – 3 tiếng vì bạn giặt cả chiếc nón nên độ ẩm trong nón là rất nhiều.
Có một điểu bạn cần lưu ý khi vệ sinh mũ chính là phần xốp trong bảo vệ mũ của bạn. Vì chúng có tác dụng hấp thụ xung lực khi bị va chạm. Nếu bị thấm nước quá nhiều sẽ làm giảm khả năng hấp thụ xung lực của mũ.
Chính vì thế mà việc vệ sinh mũ bạn cần vệ sinh đủ, hạn chế để bị ướt nhiều lần.
3, Lưu ý khi làm sạch mũ bảo hiểm in logo
Nếu không làm sạch mũ thường xuyên, thì mọi người phải tranh thủ phơi mũ ngoài nắng tránh trường hợp nấm mốc phát triển.
Giúp cho mũ không có mùi ẩm, mùi mồ hôi. Hạn chế đội lúc tóc còn ướt, khi để bị ướt do để ngoài trời hoặc đội đi lúc trời mưa.
Những vật dụng khi vê sinh mũ bảo hiểm sẽ là khăn mềm, bàn chải mềm, dầu gội, dung dịch tẩy rửa dịu nhẹ để giúp hạn chế bị xước
Liên hệ hotline: 0911174991